Nên kiềm chế sự nóng giận khi phụ nữ đang mang thai
Trong quá trình mang tahi của chị em phụ nữ; trong người rất là khó chịu có thể xuất phát từ nhiều tác động bên trong và bên ngoài. Nhưng một số sự việc không đáng có như sẩy thai là các bà bầu không kiểm chế được sự sóng giận của mình, nên kích động đến thai nhi và sẩy thai. Cũng có thể hiểu; phụ nữ nóng giận trong lúc mang bầu; không phải là điều gì xa lạ với những người xung quanh. Nhưng Phụ nữ phải biết một số điều về thai nhi để tập luyện một thói quen kiềm chế bản thân về sự nóng giận.
Nó không chỉ khiến tâm trạng của bạn bị xáo trộn nếu bạn cảm thấy tức giận khi mang thai mà còn ảnh hưởng đến thai nhi nếu bạn rơi vào tình trạng này thường xuyên. Nguyên nhân dẫn đến sự nóng giận là Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Tức giận khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến cảm xúc của chính bạn mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn với những người xung quanh. Điều này đôi khi khiến hình ảnh của bạn trở nên “xấu xí” trong mắt mọi người.
Sau đây là những tác dụng xấu của việc sự nóng giận đã mang lại những gì cho thai nhi phát triển.
Các chi tiết mang lại sự nóng giận cho bà bầu
Có rất nhiều yếu tố mang lại sự nóng giận cho phụ nữ; cả bên trong và bên ngoài. Hay sự đâu nhức chân tay khiến mẹ bầu hay cau có; hay là nội tiết bên trong con người khi mang thai làm bạn chưa thích nghi kịp. Sau đây là một số lý do và nguyên dẫn đến sự nóng giận
>>> Xem xem thông tin chi tiết tại Mẹ Bầu
Mang thai làm thay đổi nội tiết tố khác với lúc trước
Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn, và lý do đơn giản nhất khiến cơn tức giận dễ bùng phát hơn. Ngoài ra, nếu điều gì đó đã làm phiền bạn trong quá khứ, nó cũng có thể cho thấy cảm giác khó chịu. Do đó, nếu bạn cảm thấy không thoải mái, hãy hít thở sâu vài lần trước khi tham gia vào cuộc trò chuyện.
Phụ nữ thấy bất bình đẳng với giới nữ
Có thể phụ nữ khi mang thai luôn thấy mình chỉ là công cụ sinh để; thấy sự bất công trên đời tại sao phụ nữ lại là người mang nặng đẻ đau. Nghe có vẻ vô lý nhưng thực tế trong tâm lý của người phụ nữ luôn nghĩ như vậy; và dẫn đến việc khó chịu trong người. Đặc biệt là với đàn ông.
Giáo sư xã hội học nói rằng phụ nữ phải đối mặt với sự bất bình đẳng; phân biệt đối xử trong khi mang thai. Đối với mẹ bầu, các ông chủ đôi khi gây khó khăn cho việc nghỉ thai sản. Trong một số trường hợp, những ông chồng thậm chí còn không quan tâm đến việc vợ mình đang mang thai; luôn thụ động trong vấn đề giúp đỡ vợ.
Do đó, mẹ bầu trở nên choáng ngợp khi vừa phải hoàn thành tất cả nhiệm vụ hàng ngày vừa có cảm giác mệt mỏi với những thay đổi đang diễn ra bên trong cơ thể. Yếu tố này cũng là nguyên nhân dẫn đến nóng giận khi mang thai.
Trong người có một cảm giác rất khó chịu và mỏi mệt
Những cảm giác khó chịu như buồn nôn, mệt mỏi; đau nhức cơ là những căn bệnh thường ngày của bà bầu. Điều này sẽ làm tăng cơ hội nổi giận; đặc biệt là khi bạn cảm thấy rằng hầu hết các yêu cầu của bạn chưa được đáp ứng.
Bạn nên thực hiện các biện pháp chủ động để tạo ra một môi trường thoải mái cho chính mình. Ví dụ, thay drap mới để có được giấc ngủ ngon, mua một bộ đồ bầu đẹp để thấy mình vẫn xinh đẹp, ăn những món nhạt nhằm ngăn ngừa buồn nôn…
Tâm lý mang một cảm giác sợ hãi
Sự tức giận thường được sử dụng như một lá chắn để vượt qua nỗi sợ hãi. Mang thai cũng khiến mẹ bầu liên tưởng đến những suy nghĩ tiêu cực, chẳng hạn như sợ chuyển dạ sẽ đau, sợ bé yêu mắc phải các dị tật bẩm sinh, sợ không thể lấy lại vóc dáng sau khi sinh, sợ không thể nuôi dạy con tốt…
Thai nhi có bị ảnh hường gì liên quan tới sự nóng giân
Giáo sư về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà bầu, tiến sĩ Miriam Stoppard; từng viết rằng thai nhi không chỉ cảm nhận được các kích thích từ bên ngoài mà còn trải nghiệm cảm xúc của người mẹ. Nguyên nhân nằm ở việc các cảm giác sẽ kích hoạt cơ thể giải phóng một số chất hóa học vào máu; truyền đến thai nhi thông qua nhau thai chỉ trong vòng vài giây khi người mẹ cảm thấy xúc động.
Tức giận lâu dài có thể gây ra tác động bất lợi ở thai nhi chưa chào đời; chẳng hạn như sinh non; quá trình sinh nở gặp vấn đề hoặc trẻ sơ sinh nhẹ cân. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự căng thẳng được tạo ra trong bụng mẹ có thể ảnh hưởng đến việc định hình thiên hướng tính cách của em bé.
Trẻ được sinh ra khi người mẹ phải trải qua thời gian căng thẳng cao độ; đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên; thường nhẹ cân hơn so với bạn cùng lứa. Ngoài ra, tình trạng lo lắng nghiêm trọng trong thai kỳ có thể tăng gấp đôi nguy cơ sinh con mắc các chứng bệnh hiếu động. Nếu cảm thấy dường như nỗi sợ hãi đang bao vây bạn; thường hay tức giận, hãy đến gặp các chuyên gia tâm lý nhé.
Các cách kiềm chế sự nóng giận trong người
Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA), có một số biện pháp đơn giản mà mẹ bầu có thể thực hiện để kiểm soát cơn giận của mình, chẳng hạn như:
Nên nghỉ mệt mỗi khi mệt mỏi
Các kỹ thuật thư giãn đơn giản như hít thở sâu và hình ảnh thư giãn rất hữu ích. Các kỹ thuật này cũng được dạy trong các lớp học tiền sản. Bạn có thể thử:
- Thở sâu từ cơ hoành
- Luôn nhắc nhở bản thân về việc “giữ bình tĩnh” và “thư giãn” khi bạn hít thở sâu
- Các bài tập yoga dành cho bà bầu cũng sẽ giúp ích phần nào
- Thiền ít nhất mười phút mỗi buổi sáng để có được kết quả tốt nhất. Biện pháp này cũng sẽ điều chỉnh trạng thái tinh thần của mẹ bầu.
Nên thay đổi tâm lý của mình
Khi tức giận, bạn có xu hướng nói những điều không cần thiết, thậm chí cũng chẳng liên quan đến tình huống hiện tại. Tất cả điều này sẽ tác động tiêu cực đến mối quan hệ của bạn với mọi người. Do đó, hãy suy nghĩ thấu đáo và chú ý đến âm lượng, cử chỉ khi trò chuyện.
Nên mơ mộng một thứ gì đó cao sang
Nghe qua có vẻ hơi “sến súa”, nhưng những mơ mộng tích cực của bạn trong thời gian mang thai giúp nâng cao tâm trạng. Những hình ảnh hạnh phúc khi cả nhà cùng đi du lịch, hành trình theo dõi con yêu lớn lên… sẽ gieo hạt mầm của sự tích cực và vui vẻ vào đầu óc bạn, từ đó mở ra một thai kỳ nhẹ nhàng về mặt tâm lý.
Sắp xếp cho mình một dự định
Việc lên kế hoạch trước cho 1 ngày không chỉ tạo ra thói quen tốt mà phần nào còn giúp bạn sẵn sàng chủ động trong nhiều việc. Hãy cố gắng cổ vũ tinh thần mỗi ngày bằng những suy nghĩ tích cực và làm theo các ghi chú được đưa ra.
Một cách sống thật lành mành và lạc quan
Khi mang thai, bạn nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, chẳng hạn như ưu tiên rau xanh; uống nhiều nước; ăn các loại hạt tốt cho bà bầu; hạn chế hấp thụ quá nhiều caffeine… Bên cạnh đó, hãy cố gắng ngủ đủ giấc; tránh tiếp xúc với khói thuốc lá nhiều nhất có thể.
Ngoài ra, việc tập thể dục đều đặn cũng hỗ trợ mẹ bầu kiểm soát cảm xúc nóng giận khi mang thai. Mặt khác, việc tập thể dục sẽ giúp cơ thể tiết ra nội tiết tố endorphin; khiến tâm trạng và mức năng lượng dần cải thiện hơn; từ đó giảm nhẹ các tình trạng như khó thở; táo bón và đau lưng khi mang thai.
Bài viết do trang QTL mong có thể giúp phụ nữ thấy thoải mái và kiềm chế được sự nóng giận.
Nguồn: hellobacsi.com