Những điều mẹ cần biết về việc chăm sóc răng sữa cho con
Mọc răng được coi là một trong những cột mốc quan trọng; trong quá trình phát triển của bé. Các mẹ cần theo dõi và có cách chăm sóc răng sữa giúp trẻ đỡ đau nhức, mệt mỏi …
Những điều cần biết về răng sữa
Răng sữa là gì?
Chiếc răng sữa là một “thành viên” quan trọng, từ những miếng cắn đầu tiên, từ những lần Bibo đầu tiên, cùng trẻ trải qua những giây phút đầu đời.
Răng trẻ em hay còn gọi là răng sữa; là răng nguyên thủy được hình thành trong giai đoạn phôi thai của thai kỳ. Sự phát triển của răng rụng bắt đầu vào tuần thứ sáu; khi răng dài như phiến răng mỏng. Răng sẽ tiếp tục hình thành cho đến khi trẻ được 6 tháng tuổi, và dần dần xuất hiện trên bề mặt nướu.
Mặc dù răng sữa sẽ bắt đầu rụng trong 5 năm đầu sau khi sinh. Tuy nhiên, sự hiện diện tạm thời của răng rụng có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Răng sữa là “vai trò quan trọng” giúp trẻ có thể nói thành thạo ngôn ngữ và nhai thức ăn. Các răng sữa là vị trí mà răng vĩnh viễn mọc tại vị trí đó.
Thời điểm bé mọc răng sữa
Thông thường, từ khoảng 6 tháng tuổi, những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, thời điểm mọc răng của các em bé cũng có sự khác biệt. Một số trẻ sẽ có dấu hiệu mọc răng sớm hơn; từ tháng thứ 2 hoặc thứ 3 hoặc một số bé sẽ mọc răng sau khi đã được 1 tuổi; tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cách chăm sóc răng miệng cho bé của bố mẹ, bé sinh thiếu tháng…
Số lượng răng sữa đầy đủ của bé là 20 chiếc; gồm 10 chiếc hàm trên và 29 chiếc chiếc hàm dưới. Khi bé 2 -2,5 tuổi, toàn bộ răng sữa đã mọc xong; gồm 2 răng cửa giữa, 2 răng cửa bên, 2 răng nanh, 2 răng hàm nhỏ và 2 răng hàm lớn.
Vai trò quan trọng của những chiếc răng sữa
Khi những chiếc răng dần nhú lên đều khiến bé đau nhức, hay quấy khóc, không chịu ăn… Nghiêm trọng hơn, con sẽ bị sụt cân trong lúc mọc răng. Bố mẹ cũng bị “hành hạ” không ít.
Đó là chưa kể, sự hình thành răng sữa sẽ ảnh hưởng đến; sự phát triển của hàm răng vĩnh viễn sau này. Răng vĩnh viễn có mọc đúng vị trí hay không; phụ thuộc phần lớn vào răng sữa. Nếu răng sữa bị sâu, hỏng sớm sẽ khiến quá trình mọc răng vĩnh viễn khó khăn hơn; hoặc có xu hướng mọc xiên, lệch…
Ngoài ra, sâu răng sữa còn có thể gây biến chứng viêm xương hàm, viêm phần mềm… rất nguy hiểm. Vậy nên, cách chăm sóc loại răng này rất quan trọng; để không chỉ giúp con giảm cảm giác khó chịu khi mọc răng; mà còn tạo điều kiện để con có hàm răng chắc khỏe sau này.
Các biện pháp chăm sóc răng sữa mẹ cần lưu ý
Trong giai đoạn thai kỳ và trước khi bé ăn dặm
Mầm răng sữa của trẻ được hình thành ngay từ khi bạn mang thai. Chính vì vậy, ngay trong giai đoạn thai kỳ, mẹ nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho men răng như cua, cá, tôm, sữa… để hỗ trợ răng của con sau này.
Kể cả khi bé chưa ăn dặm, bạn vẫn nên cho trẻ uống một vài thìa nước tráng miệng sau khi bú sữa để vệ sinh lợi và khoang miệng cho bé, ngăn chặn mầm mống có thể gây sâu răng sau này.
Trong giai đoạn chuẩn bị mọc răng 0-6 tháng, mẹ nên dùng khăn tay sạch hoặc miếng gạc nhỏ quấn xung quanh ngón tay trỏ rồi chà nhẹ lên nướu cả hàm trên và hàm dưới của trẻ. Thực hiện đều đặn trước khi bé đi ngủ và sau khi ăn sáng để phần nào tiêu diệt các loại vi khuẩn có thể phá vỡ bề mặt răng sữa của con.
Đảm bảo vệ sinh răng khi mới mọc răng
Khi bé mới mọc răng sữa, mẹ nên chăm sóc bằng cách dùng gạc sạch nhúng vào nước ấm có pha muối loãng để vệ sinh răng miệng hằng ngày cho con.
Không nên cho con ăn uống quá nhiều các loại thực phẩm chứa đường vào buổi tối. Đồng thời, hạn chế thói quen ngậm bình bú, ngậm đồ ăn, đồ uống trong miệng bé vì điều này sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Lâu dần, vi khuẩn sẽ tiếp xúc, tấn công vào sâu bên trong răng, dẫn đến sâu răng.
Dạy con dùng bàn chải đánh răng
Trong giai đoạn từ 12 đến 18 tháng, mẹ đã có thể dạy bé cách sử dụng bàn chải đánh răng để vệ sinh răng miệng.
Mẹ nên lưu ý chọn những loại bàn chải lông mềm, cấu trúc và kích thước phù hợp với răng của con để tránh gây đau hay chảy máu trong quá trình đánh răng. Kem đánh răng cho trẻ giai đoạn này cũng nên ưu tiên dùng những loại có vị ngọt dịu và mùi thơm tự nhiên cùng các hợp chất giúp phòng chống sâu răng để vừa tạo sự yêu thích cho bé, vừa hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về răng miệng.
Khám nha sĩ định kỳ
Ngoài các cách chăm sóc răng sữa tại nhà, mẹ cũng nên đưa con đến gặp nha sĩ để kiểm tra tình trạng, sức khỏe răng miệng của con theo định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện các dấu hiệu răng sâu, răng hỏng và điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.
Hy vọng với những thông tin QTL cập nhật trên đây đã giúp bậc cha mẹ có thêm kiến thức chăm sóc răng cho trẻ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc, đừng ngần ngại cùng chúng tôi chăm sóc răng ngay từ nhỏ cho con nụ cười tỏa sáng thông qua các bài viết bổ ích nhé!
Nguồn: vn.theasianparent.com