Mỹ chú trọng chiến lược về công nghệ để đối đầu Trung Quốc

Mỹ chú trọng chiến lược về công nghệ để đối đầu Trung Quốc

Mặc dù quan hệ Mỹ-Trung bắt đầu lắng dịu dưới thời Tổng thống Biden, lịch sử hành xử của Trung Quốc khiến Washington lo ngại. Bắc Kinh đang sử dụng các quy định về hải quan và xuất khẩu để gây áp lực lên các đối tác thương mại; công nghệ của mình.

Ví dụ; Trung Quốc đã áp đặt lệnh cấm vận xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản sau khi căng thẳng bùng phát ở quần đảo Senkaku / Điếu Ngư vào năm 2010.

Dưới con mắt của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden; công nghệ là trung tâm của phản ứng chiến lược đối với Trung Quốc; chứ không phải số lượng tên lửa hay binh lính.

Ngày 25/2; tạp chí Nikkei Asia của Nhật Bản dẫn nguồn tin tiết lộ Tổng thống Joe Biden sẽ bắt tay với các đối tác; đồng minh thân thiện và ký một lệnh hành chính yêu cầu xây dựng chuỗi cung ứng công nghệ mới “không có Trung Quốc”.

Theo sắc lệnh; ông Biden muốn giảm bớt sự phụ thuộc mạnh mẽ vào đất hiếm của Trung Quốc được sử dụng trong sản xuất chip và các thiết bị điện tử tiên tiến khác.

Và trong tương lai gần; Mỹ sẽ tạo ra một chuỗi cung ứng “không phải của Trung Quốc” cho các ngành sản xuất công nghệ như chất bán dẫn; pin xe điện, đất hiếm, vật tư y tế.

Cuộc chiến công nghệ của Mỹ với Trung Quốc

Mỹ lo sợ bị Trung Quốc vượt mặt

Hôm 1-3 (giờ Mỹ); Ủy ban An ninh quốc gia Mỹ về trí tuệ nhân tạo (NSCAI) tổ chức cuộc bỏ phiếu công khai cho bản báo cáo mới nhất về công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI); trong đó khẳng định việc duy trì sự thống trị ở lĩnh vực này là một khoản đầu tư cần thiết; đồng thời sẽ mang lại vị thế lãnh đạo cho chính quyền Tổng thống Biden.

Trung Quốc đang đi rất nhanh

Bản báo cáo sẽ trình Quốc hội Mỹ này được NSCAI chuẩn bị trong hai năm; thuộc kế hoạch đánh giá tiến bộ trong lĩnh vực máy học; AI cũng như các công nghệ liên quan. NSCAI kêu gọi Mỹ tìm cách đảm bảo vị thế thống trị trong lĩnh vực AI; đồng thời thúc giục Bộ Quốc phòng và cộng đồng tình báo hãy “sẵn sàng về AI” vào năm 2025.

Giới phân tích đánh giá bản báo cáo của NSCAI mang màu sắc khẩn cấp; vì hiện nay họ cho rằng Mỹ không còn vượt trội Trung Quốc trong các lĩnh vực nêu trên.

Cựu giám đốc Google Eric Schmidt; nay là chủ tịch NSCAI; khẳng định Mỹ đang “hơn Trung Quốc 1 hoặc 2 năm, chứ không phải 5 hay 10 năm”; và rằng “Trung Quốc đang tiến xa hơn trong nhiều mảng; ví dụ công nghệ nhận diện khuôn mặt”.

Mỹ lo sợ bị Trung Quốc vượt mặt

Phó chủ tịch Robert Work; cựu thứ trưởng quốc phòng, trong khi đó cảnh báo đây là cuộc đầu tư đắt đỏ và đòi hỏi sự thay đổi đáng kể về tư duy ở các tầm quốc gia, cơ quan và nội các.

Và nếu không tăng tốc về AI; quân đội Mỹ sẽ đánh mất thế mạnh tiến bộ công nghệ trong thập niên tới. “Mỹ cần sự lãnh đạo của Nhà Trắng; hành động của nội các và sự ủng hộ lưỡng đảng ở Quốc hội để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh AI cũng như các vấn đề công nghệ rộng hơn”; ông nói.

Cuộc chiến công nghệ

Báo cáo của NSCAI phản ánh sự quan tâm rất lớn của giới làm chính sách Mỹ vào lĩnh vực công nghệ; khi đề cập tới cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc. Chính quyền ông Biden hiện nay được cho cũng tìm thấy điểm chung về phương hướng với người tiền nhiệm Donald Trump trong “cuộc chiến công nghệ” chống lại Trung Quốc.

Hãng tin Bloomberg hôm 1-3 nhận xét rằng; ông Biden đang đặt trọng tâm chiến lược châu Á của mình vào lĩnh vực AI; bán dẫn và các thế hệ mạng tiếp theo như 5G.

Theo đó; chính quyền đương nhiệm đang tìm cách tập hợp nguồn lực mà các quan chức của họ gọi là “nền dân chủ công nghệ” để chống lại Trung Quốc và các “nền độc tài công nghệ” khác.

Các nước khó để chọn về phe nào

Theo Bloomberg; nỗ lực của Mỹ về việc cạnh tranh với Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ thêm phần ráo riết hơn; sau khi Washington chứng kiến sự thiếu hụt đột ngột trên toàn cầu về vi mạch cho các sản phẩm như xe hơi; điện thoại và tủ lạnh.

Tìm đối tác liên minh

Chính vì vậy; chiến lược châu Á của ông Biden sẽ tìm cách tập hợp một liên minh các quốc gia để giành lợi thế về sản xuất chất bán dẫn và điện toán lượng tử; thay vì các lĩnh vực truyền thống như số lượng tên lửa hay binh lính.

Các chuyên gia Bloomberg trích dẫn trong bản tin nêu trên nhận xét rằng; chiến lược của ông Biden phản ánh các kế hoạch rộng lớn hơn; trong đó chú trọng liên minh nhưng vẫn mang tính cạnh tranh; thù địch với Trung Quốc.

Các nước khó để chọn về phe nào

Một số nhân vật thạo vấn đề này cho biết; chính quyền ông Biden sẽ có cách tiếp cận rộng hơn nhưng không rối loạn như thời ông Trump.

Kurt Campbell; phụ trách châu Á tại Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ; cho biết ông dự đoán về việc Mỹ sẽ tập trung hơn vào một số ít các đối tác như Hàn Quốc; Nhật Bản và Đài Loan. Đồng thời đưa ra các biện pháp mang sản xuất chip trở lại nước Mỹ. Sản xuất chip cũng nằm trong kế hoạch củng cố nhóm các nước nằm trong Đối thoại an ninh QUAD (Mỹ, Nhật, Ấn, Úc).

Chưa có động thái từ các nước khác

Mặc dù vậy; đây có thể là một nhiệm vụ không dễ dàng cho ông Biden ít nhất xét về lĩnh vực tư nhân. Một khảo sát của Viện Brookings tuần trước cho thấy các công ty công nghệ cao toàn cầu không có ý định “chọn phe”.

Thay vào đó; họ hướng tới việc cạnh tranh trong cả hai hệ sinh thái của Mỹ và Trung Quốc bất kể chi phí cộng thêm cũng như các vấn đề liên quan.

Đây là thông điệp từ 158 giám đốc cấp cao đang làm việc tại các công ty công nghệ cao toàn cầu ở Mỹ; Trung Quốc; châu Âu; Nhật Bản; Đài Loan và Hàn Quốc.

Xem thêm các bài viết liên quan Tại đây.

Nguồn: Tuoitre.vn