Di tích Làng cổ Đường Lâm mở cửa trở lại phục vụ khách tham quan

Di tích Làng cổ Đường Lâm mở cửa trở lại phục vụ khách tham quan

Cách trung tâm Hà Nội hơn 50km về hướng Tây, Làng cổ ở Đường Lâm nổi tiếng là mảnh đất hai Vua. Năm 2005, Đường Lâm đã vinh dự được nhà nước trao bằng chứng nhận Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên của Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, mảnh đất này còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hoá của dân tộc. Sau khoảng thời gian tạm dừng đón khách du lịch để phòng, chống dịch Covid-19, từ ngày 09/3, Ban Quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm tiếp tục mở cửa đón khách tham quan trở lại.

Bên cạnh việc mở cửa đón khách trở lại từ ngày 9/3, Ban Quản lý di tích Làng cổ ở Đường Lâm vẫn song song thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Nhiều biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 được áp dụng. Kể đến như đo thân nhiệt, đeo khẩu trang và rửa tay bằng nước diệt khuẩn. Du khách phải thực hiện khai báo y tế trước khi vào tham quan. Giữ khoảng cách an toàn tại các khu vực trong di tích. Trong vòng 14 ngày sau chuyến tham quan, du khách có biểu hiện ho, sốt, khó thở, cần đến khám tại các cơ sở y tế. Đồng thời thông báo cho Ban Quản lý di tích Làng cổ ở Đường Lâm theo đường dây nóng 0983 954 923.

Làng cổ Đường Lâm song song vừa mở cửa trở lại và đảm bảo phòng chống dịch Covid-19

Ông Nguyễn Đăng Thạo – Trưởng Ban Quản lý di tích Làng cổ ở Đường Lâm cho biết, di tích Làng cổ Đường Lâm đang chuẩn bị nhiều sản phẩm để phục vu du khách. Đặc biệt là vào dịp cuối tuần và đối tượng khách đi theo gia đình, nhóm nhỏ. Các tour du lịch sẽ đưa du khách tham quan nhà cổ, tìm hiểu di sản và các làng nghề truyền thống tại Đường Lâm.

Du khách tham quan Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội)

Các điểm di tích tham quan: Làng cổ ở Đường Lâm, Thành cổ Sơn Tây, Văn Miếu Đường Lâm. Đây là việc làm cần thiết góp phần thúc đẩy ngành du lịch trong giai đoạn dịch Covid-19.

“Chương trình cuối tuần tại Làng cổ ở Đường Lâm kéo dài 2 ngày 1 đêm. Ngày thứ Bảy, du khách vui chơi, chụp ảnh, tham gia các hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa bản địa. Buổi tối xem làm thịt quay đòn và nghỉ đêm tại các cơ sở lưu trú cộng đồng. Sáng ngày Chủ nhật sẽ diễn ra chợ quê, bày bán nhiều loại đặc sản của địa phương. Đó là các loại bánh kẹo, chè lam, các sản phẩm nông sản, sản phẩm thủ công mỹ nghệ…” – ông Nguyễn Đăng Thạo nói.

Làng cổ Đường Lâm, nét xưa còn lại

Làng cổ Đường Lâm được vinh danh là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Đồng thời là điểm du lịch cấp thành phố. Bởi những giá trị đặc biệt về lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật và cảnh quan thiên nhiên. Di tích Làng cổ ở Đường Lâm đang bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú. Với trên 60 di tích như đình làng, chùa, miếu, am, văn chỉ, nhà thờ. Nơi đây có gần 300 ngôi nhà cổ có niên đại từ 100 – 400 năm tuổi.

Qua nhiều thăng trầm, nơi đây vẫn giữ được những phong tục, tập quán của một làng quê nông thôn. Trung bình mỗi năm Đường Lâm đón khoảng 130.000–150.000 lượt du khách đến tham quan.

Nhà cổ tại Đường Lâm.

Năm 2021, Làng cổ ở Đường Lâm phấn đấu đón 12 vạn lượt khách. Tổng thu từ du lịch ước đạt 1,5 tỷ đồng. Tập trung phát triển loại hình du lịch cộng đồng, du lịch kết hợp giáo dục, dã ngoại. Hướng vào thị trường nội địa và các đoàn khách học sinh.

Mời độc giả xem thêm những tin tức cập nhật trong chuyên mục:

Nguồn: vov.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *