Bún thang lươn Hưng Yên với bí quyết nằm ở nước dùng đặc biệt
Bún thang lươn tại Hưng Yên vô cùng nổi tiếng và hấp dẫn. Món ăn không chỉ kích thích thị giác bởi màu sắc của nguyên liệu. Không giống với món ăn Thủ Đô, bún thang của người Hưng Yên còn có thêm thịt lươn rất lạ miệng. Món ăn này mang đậm bản chất vùng đồng quê giản dị. Đây cũng là thức quà sáng thân thiết của nhiều người. Những người con tại Hưng Yên mỗi lần có thời gian về thăm quê hương. Họ đều tìm đến để thưởng thức hương vị khó quên của bún thang lươn Phố Hiến. Đây cũng chính là niềm tự hào của người Hưng Yên mỗi khi nhắc về món ăn đặc sản này.
Bún thang lươn vô cùng hoàn hảo như một bức tranh đầy hương vị hấp dẫn của màu sắc. Tất cả các nguyên liệu hòa quyện vào nhau cùng gia vị. Đó là sự kết hợp tinh túy của các nguyên liệu như: nền trắng của bún, màu nâu vàng của lươn, màu vàng của trứng gà. Ngoài ra còn có màu trắng ngà của giò lụa, màu vàng béo của thịt ba khi hết hợp cùng những loại rau ăn kèm. Món ăn được ví như một thang thuốc bồi bổ vậy. Món ăn có nhiều dưỡng chất tạo cho bát bún trở thành một liều thuốc hồi phục hoàn hảo cho con người.
Bún thang lươn gợi lại những nét riêng của vùng đất Hưng Yên
Trở về vùng đất Phố Hiến xưa. Thực khách không thể bỏ lỡ món bún thang lươn chiên giòn thơm hương nghệ. Món ăn được ăn kèm trứng, giò thái sợi và thịt ba chỉ chiên tóp mỡ…
Nằm cách Hà Nội hơn 60km về phía Đông Nam. Hưng Yên nổi danh là vùng trồng nhãn lồng, hạt sen. Ít ai biết rằng nơi này còn một đặc sản nữa là bún thang lươn. Trong vô số kiểu bún thang hầu như mọi vùng đều có. Hưng Yên lại nổi bật nhờ việc lấy lươn làm nguyên liệu chính.
Quán bún thang nổi tiếng nhất Hưng Yên là quán bún thang Phố Hiến xưa. Quán nằm trên đường Nguyễn Công Hoan, Tp Hưng Yên. Quán nép mình trong con phố yên tĩnh, mặt hướng hồ và sáng nào cũng đầy ắp xe ô tô đỗ bên đường.
Chủ quán là bà Hoàng Thị Anh, 63 tuổi, người con gốc Phố Hiến. Hàng ngày bà đều đặn dậy từ 3h sáng chuẩn bị dọn hàng, nấu nước dùng. Riêng phần thang, cứ sáng bán hàng thì chiều bà gối đầu làm hàng. Cùng với đó là sơ chế lươn, chiên thịt… để chuẩn bị cho ngày tiếp theo.
Quán nhỏ xinh với những chiếc bàn gập 6 người. Trên bàn lúc nào cũng bày một rổ rau sống nhỏ và dấm tỏi, chanh. Khoảng 5-10 phút, người phục vụ sẽ đem ra cho bạn một tô bún nóng hổi, thơm lừng. Bát bún đầy ắp màu sắc của thịt lươn, ba chỉ chiên, trứng, giò lụa thái sợi, rau răm, hành.
Bún thang lươn với bí quyết từ món nước dùng
Điều đặc biệt của món ăn nằm ở phần lươn. Lươn nấu bún thang thường là loại lươn đồng, sống ở sình, lầy do đó mình dày, to, nhiều thịt. Thông thường, người nấu sẽ sơ chế lươn rất kỹ lưỡng bằng cách róc thịt, lọc xương sống. Sau đó ướp muối cho loại bỏ phần nhớt, sau đó đem ướp nghệ và chiên giòn với hành phi. Thịt lươn chiên ngập mỡ có phần ngoài giòn. Nhưng bên trong vẫn mềm, thơm hương nghệ, không dính xương.
Ngoài ra, trong phần thang còn có thêm thịt ba chỉ chiên giòn. Thịt này được thái con chì, ướp tiêu, muối và nghệ. Sau đó đem chiên vừa tay để vừa giòn vừa ngậy, ăn hao hao tóp mỡ rất thích miệng.
Sở dĩ bún thang Hưng Yên có vị khác so với nhiều nơi là ở bí quyết nấu nước dùng. Thông thường, để nấu món bún thang. Người Hà Nội sẽ dùng nước ninh từ tôm he khô, nước xuýt gà lẫn với xương bay lợn. Còn người Hưng Yên sẽ chọn cua đồng với sá sùng làm nguyên liệu chính. Khi ninh lên mang phong vị mộc mạc và chân phương.
Một ngày ghé thăm vùng đất Phố Hiến xưa. Trong buổi sớm trong vắt phủ ánh nắng dưới những mái ngói cổ cũ kỹ, bình lặng. Ngồi bên bát bún thang Hưng Yên thơm phức, gắp miếng bún ăn cùng với miến lươn dày thịt. Cắn miếng thịt heo giòn tóp tép, thưởng miếng nước dùng thanh ngọt đậm đà. Bát bún bỗng chốc hết veo dưới sự thòm thèm của thực khách.
Một điều thú vị khác là thực khách khi thưởng thức bún thang. Đừng quên bỏ vào một ít mắm tôm, ăn kèm rau sống gồm ngổ, hoa chuối mỏng, rau răm để cảm nhận trọn vẹn hương vị nhất.
Nguồn: 24h.com.vn