Đẩy mạnh nuôi tôm càng xanh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Đẩy mạnh nuôi tôm càng xanh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Một trong những lĩnh vực đem lại thu nhập cao cho người dân nước ta chính là nuôi trồng thủy hải sản. Hải sản nước ta đặc biệt đa dạng, được con người khai thác và nuôi trồng khắp các tỉnh miền biển. Thủy hải sản là một trong những thực phẩm chính. Vì vậy, nó không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu nước ta. Để đáp ứng được tất cả những nhu cầu đó, nước ta đã mở rộng việc khai thác tại nhiều địa phương khác nhau. Mới đây nhất, có thể chú ý đến tổ chức khai thác tôm càng xanh tại Đồng Tháp. Cụ thể, địa phương đã bàn bạc, triển khai việc nuôi tôm càng xanh trên diện rộng.

Thị trường tiêu thụ tôm càng xanh hiện nay

Ngày nay, khi cuộc sống của con người phát triển hơn, thì việc ăn ngon mặc đẹp trở nên thiết yếu. Chính vì vậy mà tôm càng xanh không còn chỉ là món ăn dành cho người quý phái nữa. Thị trường tiêu thụ tôm càng xanh ngày càng rộng hơn, phát triển hơn. Vì thế nên phải gia tăng khai thác chúng là điều hiển nhiên. Như vậy mới vừa có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, đồng thời cũng tạo nguồn thu nhập cho các hộ chăn nuôi thủy hải sản

Thị trường tiêu thụ tôm càng xanh hiện nay.

Tại các thị trường châu Á, tôm càng xanh luôn là sản phẩm thu hút khách hàng. Các chiến lược tiếp thị mạnh mẽ kết hợp phát triển tôm bố mẹ đơn tính sẽ là đòn bẩy giúp tôm càng xanh phổ biến không kém tôm thẻ.

Đồng Tháp là nơi có thế mạnh tiềm ẩn về nuôi tôm

Tỉnh Đồng Tháp đã và đang tiến hành quy hoạch, ổn định vùng nguyên liệu sản xuất tôm càng xanh. Tỉnh thực hiện ở các huyện Tam Nông, Cao Lãnh…. Vừa để tạo sức cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Tôm càng xanh có giá trị dinh dưỡng cao và giá trị thương mại rất lớn. Vì vậy, các món ăn từ nó luôn được nhiều người ưa chuộng. Đây cũng là thực phẩm tốt để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt là cung cấp canxi cho người dùng.

Tôm có giá trị kinh tế cao, thị trường ổn định, rủi ro thấp, phù hợp với nhiều mô hình nuôi kết hợp. Trong những năm gần đây, tôm càng xanh ngày càng thu hút người nuôi. Đặc biệt chúng được tập trung nuôi nhiều ở tỉnh Đồng Tháp. Việc phát triển nuôi tôm càng xanh ở Đồng Tháp đang trở thành thế mạnh sau cây lúa và cá tra trong những năm qua. Rất nhiều diện tích trồng lúa đã trở thành ruộng tôm.

Mô hình nuôi tôm càng xanh mới mẻ, áp dụng tại nhiều huyện trong tỉnh

Nhiều hộ nuôi tôm trong tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện phương pháp nuôi có sử dụng chế phẩm sinh học.  Bước đầu mang lại hiệu quả khá cao, thu lợi nhuận ổn định. Mô hình này đang được nhân rộng tại nhiều địa phương.

Huyện Tam Nông đã thực hiện dự án sản xuất lúa hữu cơ và nuôi tôm theo quy trình VietGAP giai đoạn 2014 – 2020 . Dự án hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững, thân thiện với môi trường.

Ở huyện Tam Nông đã hình thành vùng nguyên liệu theo hướng tập trung sản xuất . Kèm theo là tiêu thụ sản phẩm chất lượng tốt, sạch, ổn định, bền vững; đăng ký logo, thương hiệu độc quyền tôm càng xanh Tam Nông. Ký hợp đồng với doanh nghiệp để thu mua tôm với giá có lợi cho người nuôi. Tỉnh đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa mô hình hợp tác xã gắn với mô hình chuyển giao công nghệ. Từ đó ổn định thu mua sản phẩm cho người nuôi.

Mô hình nuôi tôm càng xanh mới mẻ, áp dụng tại nhiều huyện trong tỉnh

Các xã có diện tích nuôi thả nhiều là Phú Thành B, Phú Thọ, An Long và thị trấn Tràm Chim. Diện tích nuôi tôm của huyện liên tục tăng, năng suất trung bình 1,3 – 1,6 tấn/ha. Nuôi tôm càng xanh trên ruộng mùa nước nổi giúp tăng vòng quay của đất lên 2 – 3 lần/năm. Từ đó tăng độ phì nhiêu và giá trị sử dụng đất, giảm thoái hóa đất, bảo vệ môi trường…

Những năm qua diện tích và sản lượng vùng nuôi tôm càng xanh không ngừng gia tăng. Các hộ nuôi tôm đã được đầu tư theo hướng thâm canh. Đồng thời được hướng dẫn để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng lợi nhuận.

Các công tác hỗ trợ phát triển nuôi tôm tại Đồng Tháp

Hộ nuôi được hỗ trợ về kỹ thuật và quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng. Thế nên năng suất và lợi nhuận của việc nuôi tôm càng xanh ở huyện Cao Lãnh khá cao. Huyện Cao Lãnh xác định đây là vùng dự án nuôi tôm càng xanh chuyên canh trên đất lúa. Và cũng khẳng định hiệu quả kinh tế đi kèm.

Chất lượng con giống và đầu ra tôm thương phẩm là quan trọng nhất. Bởi khi vào vụ thả nuôi cần nhiều tôm giống. Tuy nhiên do thiếu nguồn giống sản xuất nên người dân mua tôm giống không rõ nguồn gốc. Điều đó dẫn đến việc nuôi tôm đạt tỷ lệ sống thấp, giá bán và lợi nhuận cũng thấp.

Đối với tôm thương phẩm đến kỳ thu hoạch gần như phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Do đó tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái là rất quan trọng.

Tỉnh Đồng Tháp đã tiến hành quy hoạch, xây dựng nhiều mô hình nuôi tôm. Bao gồm cả nuôi tôm sinh thái, nuôi tôm vi sinh, nuôi tôm sạch. Mục tiêu là nâng cao chất lượng tôm càng xanh, tạo sức cạnh tranh trên thị trường, mở rộng thị trường xuất khẩu. Các sản phẩm sẽ xuất khẩu có được đa dạng chủng loại . Chẳng hạn như tôm càng xanh sống, tôm ướp đá và tôm đông lạnh. Một số thị trường tiềm năng có thể kể đến như Trung Quốc và một số nước ASEAN.

Trên cơ sở đó, tỉnh sẽ nghiên cứu và xác định nhu cầu tiêu thụ, khả năng cung ứng, các kênh tiêu thụ sản phẩm chính. Sau đó zây dựng và thực hiện chương trình truyền thông, giới thiệu sản phẩm. Thực hiện kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm và vùng cung cấp nguyên liệu…

Để biết thêm nhiều thông tin về sản phẩm Việt Nam, mời các bạn cùng đọc thêm một số bài viết khác nhé!

Nguồn: tuhaoviet.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *