Hành trình trở thành triệu phú nhờ trồng bưởi da xanh

Hành trình trở thành triệu phú nhờ trồng bưởi da xanh

Thật không sai khi nói Việt Nam là đất nước có nền nông nghiệp phát triển phong phú nhất. Xuyên suốt đất nước hình chữ S bé nhỏ, ta có thể nhận thấy được sự đa dạng của nông nghiệp Việt Nam. Không chỉ nổi tiếng là quốc gia của nông sản, nước ta còn là thiên đường của các loại trái cây. Đây cũng là nhóm sản phẩm đóng góp không nhỏ vào kinh tế nước nhà.

Ngày nay, nhiều người nông dân đã bắt đầu triển khai trồng các loại trái cây với quy mô lớn hơn. Điều này nhanh chóng giúp họ có thu nhập ổn định. Không những vậy, còn có nhiều nông dân trở thành “triệu phú”. Theo chân các nhà báo về với vùng đất Lâm Đồng, mời các bạn hãy cùng đọc bài viết dưới đây để biết về một người nông dân tài giỏi. Ông Nguyễn Trung Hưng, người nông dân với thu nhập đáng nể nhờ trồng bưởi da xanh.

Khởi đầu khó khăn của ông Nguyễn Trung Hưng

Nguyễn Trung Hưng là nông dân nức tiếng sản xuất giỏi tại Lâm Đồng. Ông có trang trại trồng cây ăn trái “thẳng cánh cò bay” rộng hơn 10 ha. Sau nhiều lần thay đổi cây trồng, hiện nay bưởi da xanh là loại cây chủ lực. Lúc mới đầu trồng mấy chục ha mía và sắn. Tuy nhiên thu nhập chỉ đạt vài trăm triệu mỗi năm. Sau thời gian tìm hiểu và đi học hỏi nhiều nơi, năm 2013 ông bắt đầu chuyển đổi dần sang trồng bưởi, sầu riêng và bước đầu đã cho năng suất gấp 5 – 7 lần so với cây mía, cây sắn.

Khởi đầu khó khăn của ông Nguyễn Trung Hưng

Con đường trở thành “đại gia chân đất” như ông Hưng cũng không trải toàn hoa hồng. Bước đi đầu tiên lắm gian nan khi ông chọn mua mảnh đất mà nói như người địa phương, cho không ai thèm lấy. Đất trắng, bạc màu, cây cỏ còn lên không nổi huống chi cây ăn trái.

Tuy nhiên với con mắt của một nông dân cần cù, chịu khó, ông nhận ra nơi này đất bằng phẳng, dễ di chuyển, vị trí còn sát bờ sông Đồng Nai, cực kỳ thuận lợi về nguồn nước tưới. “Gì chứ cây bưởi phải tưới đậm. Tôi đặt máy bơm và hệ thống ống dẫn, pet tưới tự động dài hơn 1km khắp vườn. Mùa nắng hạn như này phải tưới ngập gốc cây để quả bưởi được xanh, nhiều nước mới ngon” – ông Hưng chia sẻ.

Không ngừng chăm sóc và cải tạo khu vườn 

Trước đây, ông Hưng chăm sóc bưởi theo quy trình vô cơ. Đây là quy trình sử dụng phân và thuốc hóa học để chăm cây. Thế nhưng, từ hai năm trước, ông chuyển đổi quy trình, áp dụng theo hướng hữu cơ. Nhờ vậy giúp cây phát triển bền vững và không độc hại. Lúc phun thuốc thì lấy tỏi ớt giã nhuyễn, trộn với dầu ăn, các hoạt chất hữu cơ rồi phun xịt trên lá, trên thân cây giúp đuổi côn trùng, phòng bệnh cho cây có hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn.

Ông Hưng cũng phải lấy ngắn nuôi dài. Chẳng hạn như trước đây trồng thêm mía, cây sắn, xen cây cà phê giữa hàng bưởi. Các loại cây này được thu hoạch sớm hơn nên lấy đó đắp vào chi phí nuôi cây. Đến khi bưởi được thu hoạch, ông chặt bỏ cà phê và cây nông nghiệp ngắn ngày, thay vào đó là những vườn sầu riêng hiện nay đã bắt đầu cho thu hoạch.

Bưởi da xanh của ông Hưng đạt chất lượng tốt và thu về gần 2 tỷ/ năm

Sau nhiều năm cải tạo, khu vườn của gia đình ông Hưng đã trở thành mơ ước của nhiều người. Bưởi da xanh sum sê trái với 3 ha hiện đang cho thu hoạch. Năng suất thu được khoảng 80 tấn/hecta/năm (cao hơn 30 tấn so với năng suất bình quân xã Đạ Lây). Không chỉ cao về năng suất, vườn bưởi da xanh của ông Hưng cũng đạt chất lượng “miễn chê”.

Quả bưởi có màu xanh đậm, tròn đều, múi bưởi ngọt, mọng nước, không hạt, rất được thị trường ưa chuộng. Vườn bưởi của ông có nhiều thương lái các nơi đến đặt hàng. Dù ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng giá bán tại vườn vẫn trung bình 18.000 – 25.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, ông có thể thu về gần 2 tỷ đồng trong năm 2020.

Bưởi da xanh của ông Hưng đạt chất lượng tốt và thu về gần 2 tỷ/ năm

“Với tổng diện tích 14 ha, sang năm tới có thêm nhiều cây con bắt đầu được thu hoạch thì với mức giá trung bình như hiện nay, doanh thu của tôi có thể đạt mức 7 – 8 tỷ đồng mỗi năm cho cả bưởi và sầu riêng” – ông Hưng cho biết.

Từ mô hình nhỏ trở thành mô hình chung được nhiều người áp dụng

Mô trồng bưởi da xanh theo hướng hữu cơ của gia đình ông Hưng trở nên điển hình. Mô hình đang có hướng triển khai khắp huyện Đạ Tẻh. Nhiều nông dân, đoàn tham quan đã đến đây tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật.

Đặc biệt, trồng bưởi theo hướng hữu cơ cũng là mục tiêu mà xã Đạ Lây nói riêng, huyện Đạ Tẻh nói chung đề ra. Tất cả đều đang thực hiện kế hoạch xây dựng thương hiệu bưởi da xanh của địa phương.

Từ mô hình nhỏ trở thành mô hình chung được nhiều người áp dụng

Bà Lê Thị Hương, Phó chủ tịch UBND xã Đạ Lây cho biết, xã đã có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tập trung chủ yếu vào cây bưởi. Bởi lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với loại cây này. “Chúng tôi sẽ định hướng để người dân canh tác theo hướng hữu cơ, sau khi đạt yêu cầu sẽ tiếp tục xây dựng OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) cho bưởi da xanh của địa phương” – bà Hương cho hay.

Sản phẩm Việt Nam đang ngày càng đa dạng và đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế nước nhà. Cùng xem thêm một số bài viết khác để biết nhiều thông tin hơn nhé!

Nguồn: tuhaoviet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *