Ap dụng chỉ số Relative Strength vào đầu tư chứng khoán
Chỉ số Relative Strength là một trong những loại chỉ báo nên áp dụng vào đầu tư chứng khoán nhất. Tuy nhiên loại chỉ báo này lại không được sử dụng rộng rãi cho lắm. Bởi chỉ số sức mạnh giá tương đối rất dễ gây ra sự hoang mang cho các nhà đầu tư. Trên thực tế, nếu biết cách sử dụng thì sẽ đem lại cho bạn cực kỳ nhiều lợi ích, lợi thế. Chỉ với một vài lợi ích nhỏ cũng có thể đem lại nhiều lợi thế trên thị trường chứng khoán đó.
Bài viết này chính là dành cho những nhà đầu tư mới, đang cần thêm kiến thức. QTL.VN đã tổng hợp được rất nhiều thông tin bổ ích về loại chỉ số RS này. Hãy cùng tìm hiểu và thử áp dụng vào việc làm giàu của bản thân nhé. Đảm bảo mọi người sẽ sớm thành công thôi.
Chỉ số Relative Strength là gì?
Chỉ số Relative Strength hay còn được biết đến là chỉ số sức mạnh giá tương đối. Đây là một khái niệm trong việc phân tích kỹ thuật, do lường mối quan hệ giữa 2 đối tượng. Cụ thể hơn là giữa 2 cổ phiếu hoặc 2 thị trường. Lưu ý rằng đây là một loại chỉ số chứ không phải là công cụ đo lường Relative Strength Index đâu nhé.
Khái niệm nay giải thích sức mạnh giữa các thị trường được đem ra bàn cân để so sánh với nhau, giá của thị trường này sẽ chia cho giá thị trường kia (chẳng hạn vậy). Kết quả sẽ hiển thị một đường khác để phân tích.
Tầm quan trọng của chỉ số Relative Strength
Sức mạnh giá tương đối là chỉ báo kỹ thuật quan trọng cho bạn biết giá trị mà thị trường định ra cho một cổ phiếu. William O’neil đã tính toán chỉ số sức mạnh giá tương đối bằng cách tính:
- Tỷ lệ phần trăm thay đổi của giá năm trước của một cổ phiếu
- Tỷ lệ phần trăm thay đổi của giá hiện tại của một cổ phiếu.
- Sau đó so sánh với các cổ phiếu khác trong cùng khoảng thời gian.
Giống như chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu; chỉ số sức mạnh giá tương đối cũng được xếp hạng từ 1 đến 99 với 99 là mức cao nhất.
Trong các nghiên cứu về tất cả những cổ phiếu sáng giá từ năm 1953; sức mạnh giá tương đối của những cổ phiếu hoạt động xuất sắc. Tăng giá mạnh trong khoảng một vài trăm đến một vài nghìn phần trăm là 87. Điều đó nghĩa là những cổ phiếu này hoạt động tốt hơn 87% so với các cổ phiếu khác.
Bạn có thể sử dụng bảng cổ phiếu trên tờ Investor’s Business Daily; để biết được chỉ số sức mạnh giá tương đối của mỗi cổ phiếu trong từng ngày giao dịch. Thông qua đó lựa chọn cho mình cổ phiếu hiệu quả để đầu tư.
Chỉ số Relative Strength được sử dụng như thế nào?
William O’neil khuyên các nhà đầu tư nên giới hạn lựa chọn vào các cổ phiếu thể hiện chỉ số sức mạnh giá tương đối là 80 hoặc cao hơn. Như thế có nghĩa là bạn sẽ lựa chọn các công ty trong tốp 20% hoạt động tốt. Những cổ phiếu sáng giá thật sự sẽ có sức mạnh giá tương đối là 85% trở lên. Nhờ xem xét sức mạnh giá tương đối; bạn có thể bỏ qua một lượng lớn cổ phiếu hạng thấp làm giảm hiệu quả đầu tư của bạn.
William O’neil chia sẻ rằng ông cố một bí quyết đầu tư. Đó là sẽ không bao giờ mua hay giữ lại các cổ phiếu có RS thấp hơn 70.
Ngoài việc sử dụng sức mạnh giá tương đối, bạn nên theo dõi đường sức mạnh giá tương đối của cổ phiếu (có trên các biểu đồ), được thể hiện dưới đường giá cổ phiếu.
Khi muốn mua 2 hoặc 3 cổ phiếu nào đó, ông cũng thường chọn cổ phiếu có góc hướng lên cao nhất ở đường sức mạnh giá tương đối trên biểu đồ.
Bạn không nên mua những cổ phiếu có đường sức mạnh giá tương đối giảm trong 6 đến 12 tháng gần đây.
Bạn có thể tìm hiểu cổ phiếu thông qua công ty phát hành nó. Cần có ít nhất một cổ phiếu khác trong cùng nhóm ngành cũng thể hiện sức mạnh giá tương đối cao. Nếu bạn không thể tìm thấy bất kỳ cổ phiếu mạnh nào khác trong nhóm hoặc, đó là cổ phiếu của một nhóm, một ngành đang hoạt động kém, bạn cần lựa chọn lại. Chỉ mua cổ phiếu của nhóm ngành hàng đầu.
Relative Strength có thể giúp quyết định khi nào nên bán cổ phiếu không?
Sức mạnh giá tương đối là một công cụ tốt xác định cổ phiếu nào trong số cổ phiếu bạn sở hữu thật sự là cổ phiếu hàng đầu. Hàng tháng hay hàng quý, hãy xếp hạng các cổ phiếu của bạn dựa trên sự thay đổi về giá.
Nếu bạn định bán ra, hãy bán những cổ phiếu hoạt động kém hiệu quả nhất trước. Bạn có thể chú ý vào những ngày thị trường chung giảm giá lớn, các cổ phiếu riêng lẻ nào đi ngược lại khuynh hướng này (tăng giá bất thường trong ngày).
Chỉ số Relative Strength cao nhưng giá cổ phiếu lại giảm sau khi mua?
Nếu cổ phiếu bạn mua giảm giá, đừng mua thêm. William O’neil chia sẻ bạn nên bán cổ phiếu khi giá cổ phiếu đó giảm 8% so với giá mua ban đầu để bảo vệ mình khỏi thua lỗ. Đó là quy tắc số 1. Mua thêm khi cổ phiếu sụt giá rất nguy hiểm. Đôi khi bạn nên tránh xa loại cổ phiếu này.
Nếu bạn mua một cổ phiếu đang trên đà giảm giá ở mức 50 đô-la một cổ phiếu và sau đó mua thêm ở mức 45 đô-la; bạn sẽ làm gì khi nó giảm xuống mức 40 đô-la và thậm chí là 35 đô-la? Nếu nó không tăng giá trở lại thì sao? Sẽ khôn ngoan hơn khi tính mức giá tăng trung bình nếu cổ phiếu tăng giá. Bạn nên đầu tư vào các cổ phiếu có chỉ số sức mạnh tương đối cao. Đừng đầu tư vào các cổ phiếu biến động giá đi xuống.
Nếu một cổ phiếu có sức mạnh giá tương đối trong khoảng 80 hoặc 90 trong nhiều tháng; và rồi bắt đầu giảm xuống 70 thì nên đánh giá lại cổ phiếu đó và xem xét việc bán ra.
Hướng dẫn xây dựng chỉ báo Relative Strength
Đường RS được tạo ra bằng cách chia giá của một thị trường cho một thị trường khác. Tử số thường là một cổ phiếu, và mẫu số là một thị trường khác muốn so sánh, ví dụ, NASDAQ hoặc S&P 500 hoặc một chỉ số thị trường nào đó ở nước khác. Trong các bài sau chúng ta cũng sẽ xem xét mối quan hệ tương đối giữa các ngành và các nhóm ngành so với thị trường, vì điều này thể hiện một phương pháp ngắn gọn trong lựa chọn cổ phiếu. Ví dụ, nghiên cứu nhanh hơn các đường RS cho 12 lĩnh vực và sau đó mới so sánh tới các cổ phiếu trong ngành được chọn đó.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về chỉ số sức mạnh giá tương đối mà William O’Neil đã áp dụng trong chiến lược giao dịch của mình. Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn hiểu được ý nghĩa và cách sử dụng chỉ số hữu ích này và áp dụng một cách hiệu quả khi tham gia thực chiến trên thị trường chứng khoán. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: investing.vn