Tài sản chung của vợ chồng nên được quản lý như thế nào?
Trong quá trình chung sống, vợ chồng sẽ tích lũy được một số lượng tài sản và thu nhập. Chúng được xác định là khối tài sản chung được đóng góp bởi công sức của cả hai người. Nếu vậy, chúng cần được đăng ký sở hữu để đảm bảo quyền lợi cho vợ chồng. Đặc biệt, chúng có thể hạn chế được những vấn đề phát sinh xoay quanh tài sản chung mà không ai ngờ tới.
Tài sản chung của vợ chồng được pháp luật quy định như thế nào?
Theo điều 33, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và điều 9, Nghị định 126/2014/NĐ-CP, tài sản chung của vợ chồng được xác định như sau:
Là tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng
Tài sản chung gồm thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể là:
+ Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp đó là khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
+ Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.
+ Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật:
- Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung
- Tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung
- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng
- Tài sản mà không chứng minh được là tài sản riêng thì được coi là tài sản chung.
Vợ chồng có nên có tài sản chung sau khi kết hôn?
Quan điểm về việc nên có tài sản chung của vợ chồng hay không thường nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Tài sản được tạo ra từ vợ hoặc chồng trong thời gian hôn nhân là của chung
Trong hôn nhân truyền thống của người Việt, nếu 2 người đồng ý lấy nhau và chung sống dưới 1 mái nhà. Thì việc người chồng và người vợ cùng tham gia đóng góp tài sản của mình để xây dựng gia đình là điều hoàn toàn bình thường. Do đó, trong suy nghĩ của nhiều người, động cơ để hình thành tài sản chung của vợ chồng hoàn toàn không nhằm mục đích tư lợi cá nhân. Mà xuất phát từ sự tự nguyện, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.
Hiểu 1 cách khác, thu nhập do cả 2 vợ chồng hoặc có thể chỉ do vợ hay chồng làm ra trong thời kỳ hôn nhân. Chúng đều được tính là tài sản chung và sẽ được dùng để phục vụ cuộc sống,. Trang trải các nhu cầu sinh hoạt của gia đình, chăm lo cho con cái. Hoặc đầu tư sinh lời hay tích lũy dự phòng cho cuộc sống tương lai. Nhiều cặp vợ chồng sống với nhau đến đầu bạc răng long, con cái trưởng thành. Tuy nhiên họ vẫn giữ được nguyên tắc của việc gây dựng tài sản chung trong hôn nhân. Mà không xảy ra mâu thuẫn hay tranh chấp. Nếu 2 người luôn có thể cùng chung lý tưởng và mục đích như ban đầu. Việc hợp pháp hóa mọi khoản thành tài sản chung của vợ chồng là hoàn toàn hợp lý.
Tình cảm và tài sản có giới hạn rõ ràng
Cuộc sống là muôn hình vạn trạng. Nên không phải cuộc hôn nhân nào cũng tìm được tiếng nói chung mãi mãi. Trong khi đó, sự phát triển, bảo tồn khối tài sản chung phụ thuộc vào đạo đức, hiểu biết và sự tôn trọng, công khai, minh bạch của cả 2 đối tượng tham gia hôn nhân.
Nếu 1 trong 2 có ý đồ biển thủ, tẩu tán tài sản thì người kia sẽ bị thiệt thòi. Thực tế đúng là như vậy. Cuộc sống gia đình lúc yên ổn, êm ấm thì mọi việc đều trở nên đơn giản. Của vợ cũng như của chồng, chẳng ai tính toán chi li thiệt hơn. Thế nhưng khi có vấn đề thì những tranh chấp tài sản lại trở nên phức tạp. Không ít trường hợp vợ/chồng tự ý buôn bán tài sản chung mà không hỏi ý người còn lại. Hậu quả là các xung đột, mâu thuẫn tình cảm nổ ra nhanh chóng giữa hai người. Có trường hợp còn đưa nhau ra tòa để kiện cáo, đòi quyền lợi.
Do đó, quan điểm “tình mặn mòi, của nên rạch ròi” hiện nay đang được rất nhiều bạn trẻ đồng tình và ủng hộ. Tài sản chung không phải chỉ là sự thỏa thuận ngầm của riêng 2 người. Chúng còn phải được thống nhất bằng văn bản có tính pháp lý để tránh phát sinh. Những thỏa thuận này không chỉ để khối tài sản chung tiếp tục được gia tăng. Nhằm đảm bảo nhu cầu chính đáng của mọi thành viên. Mà còn nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của vợ, chồng và không trở thành tài sản tranh chấp.
Hiểu sao cho đúng về của chồng – công vợ?
Có 1 sự thật là đối với hạnh phúc lứa đôi, vật chất không tạo dựng được hạnh phúc. Thế nhưng tiền bạc lại là yếu tố cần và đủ để duy trì cuộc sống gia đình. Chính vì vậy, câu nói tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát vẫn đúng. Đặc biệt trong trường hợp cần bảo vệ cả khối tài sản chung và riêng.
Bất luận là vợ hay chồng khi nghe đối phương có mong muốn minh định, sòng phẳng trong việc xác định quyền sở hữu tài sản. Họ cũng ít nhiều có chút lăn tăn, suy nghĩ. Nếu vợ chồng không có sự cảm thông, chia sẻ, tôn trọng và tường tận hết quy định của pháp luật. Rất có thể tổ ấm gia đình đôi khi cũng bị ảnh hưởng bởi chuyện chung – riêng. Vậy, làm sao để tìm được sự hòa thuận trong vấn đề này?
Tài sản chung của vợ chồng là trách nhiệm của cả 2 bên
Quan niệm rạch ròi đối với tài sản chung – riêng trong hôn nhân gia đình Việt Nam vẫn là còn 1 vấn đề khá tế nhị. Tuy nhiên hôn nhân chung không có nghĩa bắt buộc mọi tài sản đều phải chung. Kể cả khi 1 trong 2 muốn bảo vệ tài sản riêng của mình. Thì cả 2 vợ chồng cũng vẫn phải có trách nhiệm tạo lập cái chung đồng thời phải biết giữ gìn tài sản đó. Vì vậy, vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt những tài sản chung.
Khi để 1 bên “di cư tài sản chung” mà bản thân không hay biết. Tức là chúng ta đã thiếu trách nhiệm với cuộc hôn nhân của mình. Đừng bao giờ chỉ dựa hoàn toàn vào sự tin tưởng mà giao quyền tay hòm chìa khóa cho đối phương. Hôn nhân cần có niềm tin nhưng cũng phải có sự tôn trọng. Nhất là những vấn đề liên quan đến tài sản, vật chất.
Đây là việc làm hoàn toàn cần thiết để bảo vệ bản thân. Chúng không dựa trên sự tin tưởng vào đối phương. Ngay cả bạn cũng không chắc rằng người bạn đời của bạn sẽ mãi bên cạnh và chung thủy với mình. Nếu họ phản bội và lừa dối bạn, sự rạch ròi trong tài sản sẽ giúp bạn không bị thiệt. Chẳng ai muốn tài sản mình gầy dựng bao nhiêu năm tan thành mây khói vì sự phản bội của ai đó. Đúng không nào?
Sự ràng buộc pháp lý về tài sản chung là thực sự cần thiết
Theo chia sẻ, không ít thẩm phán đã thẳng thắn rằng. Họ ngán ngại nhất khi đối diện với các bản án ly hôn có tranh chấp tài sản. Đặc biệt là khi có 1 bên tố giác tài sản chung bị tẩu tán. Không chỉ nam giới mà nhiều phụ nữ cũng biển thủ tài sản rất tinh vi.
Có những trường hợp nhà cửa, đất đai mua sắm trong thời kỳ hôn nhân. Nhưng chỉ có 1 người đứng tên và luật pháp cần có chứng cứ chứng minh để ra phán quyết. Chứ không thể chỉ dựa vào lời nói hay cảm nhận. Có rất nhiều trường hợp như vậy nhưng vì không được pháp luật bảo vệ, vợ/chồng đành phải chịu mất phần tài sản đó.
Chính vì vậy, với lối tư duy mở “mất lòng trước, được lòng sau”. Hiện nay, dựa trên những quy định cụ thể trong điều luật. Nhiều cặp đôi văn minh đã có những thống nhất chung về khoản đóng góp sau hôn nhân. Cũng như thực hiện đúng, đủ quyền và nghĩa vụ của mình đối với những tài sản hợp nhất. Những thỏa thuận này không chỉ giúp khối tài sản chung tiếp tục được gia tăng. Để đảm bảo nhu cầu chính đáng của mọi thành viên, Chúng còn nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của vợ, chồng và không trở thành tài sản tranh chấp.
Đôi điều chia sẻ
Ý nghĩa của việc xác định tài sản chung và riêng
Sau khi kết hôn, việc xác định tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng là 1 vấn đề quan trọng. Tuy nhiên lại có rất ít người quan tâm. Cho đến khi 2 bên xuất hiện mâu thuẫn, muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân và phát sinh vấn đề phân chia tài sản. Trên thực tế, có rất nhiều tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Tuy vậy rất khó để xác định được hết những tài sản đó là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ hoặc chồng.
Trong khi đó, lâu nay chúng ta dường như đã quá quen với việc vun đắp hạnh phúc bằng tình cảm, sự tin cậy lẫn nhau. Chúng ta quên đi rằng việc giữ gìn gia đình bằng chính quy định của luật pháp cũng thật sự là cần thiết. Dẫu mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Nhưng lời khuyên dành cho các cặp đôi dù đã thành vợ thành chồng hay chuẩn bị kết thúc đời độc thân. Đó là hãy luôn thấu tình đạt lý trong mọi vấn đề có liên quan đến 2 chữ chung – riêng.
Nguyên tắc chia tài sản chung
Theo nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật. Nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị. Bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó. Trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung. Mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Bài viết trên đây đã cung cấp một cái nhìn mới về việc quản lý tài sản chung của vợ chồng khi kết hôn. Tài sản chung này cần được sự thống nhất, thỏa thuận giữa hai vợ chồng và được bảo vệ bởi pháp luật. Do đó, hãy bảo vệ bản thân và đừng ngại mích lòng nhau khi chia sẻ về tài sản chung nhé.
Nguồn: theasianparent.com