Những lưu ý khi chăm sóc em bé mà bố mẹ cần nắm
Nhiều bậc cha mẹ có những kỹ năng nuôi dạy con sai lầm, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con cái. Sau đây là những hướng dẫn chi tiết của bác sĩ nhi khoa giúp cha mẹ chăm sóc em bé đúng cách và an toàn.
Không nên hôn bé quá nhiều
Được nhiều người quan tâm, yêu thương bé đã là một điều hạnh phúc. Tuy nhiên, mẹ cũng nên hạn chế, không nên để quá nhiều người hôn vào mặt bé. Cơ thể bé còn rất non yếu, kháng thể trong cơ thể rất kém; nên việc bị hôn nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Sử dụng phấn rôm sai cách
Phấn rôm có khả năng thấm hút cao, có công dụng trị hăm tã; ngăn ngừa hăm tã, giúp da bé luôn khô thoáng. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều phấn phủ; đặc biệt là vào mùa hè nắng nóng có thể gây bít lỗ chân lông và gây kích ứng da. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý không đổ bột trực tiếp lên da bé; đồng thời tránh để quạt và cửa sổ chiếu vào; để không hít phải bột gây tổn thương phổi.
Không nên cắt móng tay, móng chân cho em bé quá sát
Bố mẹ có biết, nhiều người lớn lên bị móng quặp là do sai lầm từ ngày bé mà ra. Bố mẹ cắt móng tay, móng chân của con quá sát không hề tốt.
Chính vì vậy bố mẹ cần tránh cách chăm sóc trẻ sai cách này để tránh làm móng tay của bé bị tổn thương.
Cắt móng tay cho em bé đúng cách
Nên cắt sau khi bé mới tắm xong, lúc này móng tay mềm ra và rất dễ cắt.
Cắt ở nơi có nhiều ánh sáng, dễ quan sát được bàn tay của con
Sử dụng máy cắt móng tay tự động hoặc cắt móng chuyên dụng cho trẻ
Cắt bo tròn các cạnh để đảm bảo trẻ không gãi trầy xước mặt.
Tránh địu em bé trong tư thế đứng
Nhiều người vì để không phải bế bé bằng tay thường địu hoặc dùng xe đẩy. Tuy nhiên, trên thực tế thiết bị địu có thể gây hại cho bé nếu không dùng đúng cách.
Trong tư thế địu đứng, áp lực dồn vào mông và khớp háng, khiến địa đệm bị phẳng. Việc này có thể sẽ khiến con gặp phải các rối loạn nghiêm trọng hoặc có vấn đề về xương chậu.
Địu trẻ sơ sinh đúng cách
Tư thế tốt nhất là trẻ được tựa vững chắc vào mẹ, tư thế địu trẻ ở phía trước và quay mặt vào mẹ, nhưng lưu ý không bao giờ để cằm trẻ chạm ngực mẹ.
Địu bé trên cao, sát với ngực, đầu bé gần với cằm mẹ. Giữ cho trẻ thẳng người, bụng và ngực áp sát vào cơ thể mẹ.
Luôn luôn kiểm tra tư thế của trẻ, không được để lưng bé bị gò bó, gập cong. Chọn những loại có đai có đỡ cổ để đảm bảo đầu và cổ luôn được nâng đỡ.
Sử dụng những loại địu có thao tác gấp, mở nhanh gọn, đơn giản.
Không nên địu trẻ quá lâu trê 2 tiếng, sẽ làm cho trẻ bị gò bó khó chịu.
Không nên xốc nách hoặc nắm tay khi bế con lên
Bố mẹ có biết bộ máy dây chằng của con rất yếu, những kiểu bế con như vậy hoàn toàn có thể khiến bé bị lệch đầu hướng tâm, hạn chế khả năng vận động khớp. Sau này khi lớn lên, vai của con có thể bị nâng gồ lên.
Bế trẻ sơ sinh đúng cách
Khi bế bé lên, bố mẹ cần phải đỡ đầu của bé trước; luồn một tay xuống dưới cổ bé để đỡ lấy đầu bé; tay kia luồn dưới lưng và mông bé để đỡ phần thân dưới một cách chắc chắn.
Thắt dây an toàn cho con không đúng cách
Số ít bậc làm cha, làm mẹ chú ý kiểm tra con thắt dây an toàn như thế nào. Điều này thực chất rất nguy hiểm. Nếu thắt dây an toàn bằng đai năm điểm, kẹp nối giữa các đai phải nằm giữa ngực bé.
Nếu bé lớn và có thể thắt dây an toàn bình thường thì dây phải vòng qua vai chứ không phải qua nách hay đi dọc theo cổ.
Cách thắt dây an toàn cho em bé đúng cách
Trước mỗi chuyến đi, hãy chắc chắn rằng ghế cho trẻ đã được cố định chắc chắn.
Nếu dây an toàn quá rộng, hãy rút ngắn lại sao cho vừa với trẻ nhỏ. Nếu như dây an toàn vẫn lỏng lẻo thì bạn có thể lót thêm đệm cho bé để giúp bé ngồi chắc chắn hơn.
Tất cả trẻ nhỏ trên xe cần phải ngồi chắc chắn trên ghế ngồi thiết kế cho trẻ. Những bé lớn hơn cần được thắt dây an toàn.
Không cho xe di chuyển cho đến khi mọi người đều đã thắt dây an toàn.
Phương pháp chăm sóc trẻ sai cách dễ mắc phải
Nhiều mẹ nghe theo các cụ, rơ lưỡi bằng mật ong với mục đích làm sạch lưỡi và bé lâu bị trắng lưỡi trở lại. Tuy nhiên, quan niệm này không những không đúng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé.
Bởi trẻ dưới 1 tuổi có thể dị ứng với mật ong chưa kể đường ruột của trẻ còn yếu có thể khiến con bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nguy hiểm hơn là ngộ độc thực phẩm.
Phương pháp rơ lưỡi cho trẻ đúng
Rửa sạch tay trước khi rơ lưỡi cho bé.
Chuẩn bị sẵn một bát nước ấm hoặc nước muối sinh lý hoặc có thể dùng thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh.
Lấy miếng vải hoặc gạc rơ lưỡi quấn xung quanh ngón tay. Nhúng miếng gạc vào nước ấm hay nhỏ nước muối sinh lý hoặc thuốc rơ lưỡi để làm ướt gạc.
Dùng 1 tay rơ lưỡi trong khi tay còn lại vẫn ôm ấp hoặc vỗ về con. Bằng cách này, bé sẽ cảm thấy an toàn và dễ chịu hơn.
Hy vọng với những kiến thức hữu ích như trên của QTL, mong rằng các bố mẹ sẽ cảm thấy công cuộc chăm con cuộc mình trở nên dễ dàng, an toàn và hiệu quả hơn!
Nguồn: vn.theasianparent.com