Bí quyết chăm sóc bé theo mùa mà các mẹ cần biết
Việc chăm sóc một em bé sơ sinh đòi hỏi mẹ phải có rất nhiều kiến thức. Bao gồm cả việc các mẹ phải biết cách chăm sóc bé phù hợp theo mùa … Lần đầu sinh con, nhiều mẹ bối rối không biết chăm sóc con như thế nào. Công việc này đòi hỏi mẹ phải hiểu bé. Bài viết dưới đây tổng hợp một số nguyên tắc cơ bản có thể giúp mẹ yên tâm hơn khi chăm sóc các thiên thần nhỏ.
Cách chăm sóc bé khi tiết trời trở lạnh
Vào mùa lạnh, bé cần được chăm sóc và chú ý nhiều hơn để ngăn ngừa các chứng bệnh theo mùa. Thời tiết lạnh sẽ khiến bé khô da, có thể dẫn đến phát ban, nẻ má, da bong tróc. Vì vậy, bé cần được chăm sóc kỹ càng hơn.
Một số phương pháp có thể bảo vệ bé khỏi mùa đông khắc nghiệt:
Đảm bảo bé luôn được giữ đủ ấm
Khi cho trẻ sơ sinh mặc quần áo, bạn phải kiểm tra xem 4 bộ phận sau của trẻ có được ấm hay không. Đó là: tay ấm, bụng ấm, lưng ấm và bàn chân ấm. Thường xuyên kiểm tra bé, nếu phát hiện bé bị ra mồ hôi cần phải lau khô ngay tránh nhiễm lạnh.
Chăm sóc bé bằng cách tắm nắng
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào mùa đông vẫn là việc làm cần thiết để giúp bé hấp thụ được vitamin D. Nên tắm nắng cho trẻ vào khung giờ từ 9 đến 10 giờ sáng.
Chú ý thay tã cho bé
Nên dùng loại tã giấy để được thoáng khí. Kiểm tra tã thường xuyên, tránh việc trẻ đi tè bị ướt khiến trẻ bị nhiễm lạnh hoặc là bị hăm tã.
Khi tắm cho bé
Trong mùa đông, giảm số lần tắm trong tuần xuống còn 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần tắm khoảng 5 – 7 phút bằng nước ấm, không nên để nước quá nóng sẽ làm khô da bé. Massage trước khi tắm để giúp làn da của bé khỏe mạnh. Sử dụng một loại kem thoa chống hăm để bảo vệ da bé.
Cung cấp dinh dưỡng cho bé
Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ để tăng khả năng miễn dịch, kiểm soát bệnh và giảm khả năng nhiễm trùng cho trẻ.
Cách chăm sóc bé khi trời trở nóng
Mùa nóng, nhiệt độ tăng cao khiến cơ thể trẻ mất nước , dễ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Do đó, cần đảm bảo chế độ ăn cũng cấp đủ nước cũng như sức đề kháng để trẻ sơ sinh vào mùa này.
Cho bé uống đủ nước
Nên cung cấp sữa mẹ và sữa công thức thường xuyên hơn để giữ nước cho cơ thể bé. Tuy nhiên không nên cho trẻ sơ sinh uống nước cho đến khi bé được khoảng 6 tháng tuổi.
Tránh nắng cho bé cẩn thận
Để giữ cho trẻ sơ sinh an toàn trước phát ban do nhiệt hoặc bị nóng đột ngột, hãy tránh ra ngoài nắng từ 11 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Trẻ sơ sinh da có xu hướng bỏng nhanh hơn người lớn, vì vậy tốt nhất là nên giữ em bé trong nhà khi trời nắng to.
Cho bé diện quần áo phù hợp
Không sử dụng quần áo nhiều lớp trong mùa hè vì nó sẽ làm cho em bé nóng. Đồ cotton sẽ làm cho trẻ sơ sinh thoải mái hơn. Không sử dụng bất kỳ loại quần áo có chất liệu tổng hợp nào cho bé. Quần áo nên rộng, thoáng giúp không khí lưu thông dễ dàng hơn.
Chăm sóc bé bằng cách massage
Mát xa cho bé bằng dầu dừa sẽ làm mát cơ thể và làm mềm da. Dầu mè hoặc dầu hạnh nhân cũng có tác dụng tương tự.
Phòng muỗi cho bé
Mặc quần áo sáng màu là một trong những cách để giữ muỗi tránh xa bé. Sử dụng tinh dầu chống muỗi cũng có thể giúp giảm tình trạng muỗi đốt. Chúng ta cần giữ vệ sinh nơi bé ở để tránh côn trùng có hại sinh sôi.
Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng
Vào mùa hè nhiệt độ lên cao, có thể gây khó thở và ngột ngạt đối với bé. Bạn nên cho điều hòa ở mức 25 – 36 độ C và có thể bật quạt để tạo độ thoáng. Tuy nhiên, tuyệt đối bạn không nên cho quạt quay vào thẳng mặt của bé bởi rất dễ làm bé bị ho, khó thở… Cách tốt nhất là bạn nên cho quạt quay và nằm che gió cho bé.
Với những lưu ý về cách chăm sóc trẻ sơ sinh theo mùa mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên. Hy vọng có thể giúp bạn bổ sung kiến thức trong việc nuôi dạy con thông minh và chăm sóc bé yêu tốt. Tuy nhiên bạn nên lưu ý rằng không phải mùa đông mới giữ ấm cho trẻ hoặc mùa hè bạn mới tiến hành tắm cho bé; mà là bạn nên chú ý tới vấn đề nào hơn để hợp với thời tiết; giúp trẻ sơ sinh được bảo vệ một cách tốt nhất.
Mẹ có thể tham khảo những kiến thức chăm sóc bé cũng như xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp; giúp con luôn lớn khỏe và phát triển toàn diện; với khóa học Nuôi dưỡng và chăm sóc bé yêu trong những tháng đầu tiên.
Nguồn: vn.theasianparent.com