Áp dụng chỉ số ROA giúp đầu tư cổ phiếu hiệu quả hơn
Chỉ số ROA cực kỳ nổi tiếng trong giới đầu tư cổ phiếu quốc tế. Loại chỉ số này thường được sử dụng cho mục đích phân tích tài chính. Thông qua đó bạn có thể đánh khả năng sản xuất, kinh doanh, vận hành của một doanh nghiệp. Và những thông tin này cực kỳ bổ ích trong việc lựa chọn đối tượng để đầu tư sinh lời. Kỹ thuật phân tích này thường được các nhà đầu tư lão làng tận dụng rất nhiều. Do đó, những bạn mới tập “chơi” chứng khoán, cổ phiếu nên học hỏi kiến thức này.
Nếu bạn chưa biết gì về ROA thì nên tiếp tục đọc bài viết này. QTL.VN sẽ giải đáp tất tần tần những gì cần biết về chỉ số ROA cũng như cách vận dụng. Đảm bảo nếu biết áp dụng hợp lý sẽ giúp mọi người đầu tư hiệu quả hơn rất nhiều.
Kiến thức cơ bản về chỉ số ROA
Chỉ số ROA – Return of Asset thể hiện tỷ lệ sinh lời dựa vào tài sản của (chủ sở hữu) doanh nghiệp. ROA được hiểu đơn giản hơn là chỉ số thể hiện độ hiệu quả trong việc sử tài sản của doanh nghiệp để sinh lời.
Chỉ số ROA được tính dựa trên 2 yếu tố. Đó là lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản bình quân của doanh nghiệp. Bạn có thể áp dụng công thức dưới đây để tính toán chỉ số ROA của một doanh nghiệp:
- ROA = (Lợi nhuận sau thuế : Tổng tài sản bình quân) * 100%
Lưu ý: Các biến số trong cách tính ROA được lấy từ các bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ý nghĩa của chỉ số ROA
Tài sản của một công ty thì được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
Ví dụ: nếu công ty A có thu nhập ròng là 1 triệu $, tổng tài sản là 5 triệu$, khi đó ROA là 20%. Tuy nhiên nếu công ty B cũng thu được khoản thu nhập tương tự trên tổng tài sản là 10 triệu $, ROA của B sẽ là 10%. Như vậy công ty A hiệu quả hơn trong việc biến đầu tư thành lợi nhuận. Và do đó, công việc khó khăn nhất của người quản lý là phân bổ vốn và các nguồn lực một cách khôn ngoan.
Ai cũng có thể kiếm lời bằng cách quăng cả núi tiền ra để giải quyết rắc rối nào đó. Tuy nhiên chỉ có rất ít các nhà quản lý có khả năng kiếm những món lợi lớn. Thậm chí chỉ cần đầu tư khoản tiền nhỏ.
Hiểu được điều này, các nhà đầu tư có thể đánh giá được doanh nghiệp nào đang sử dụng nguồn vốn tốt và đem về lợi nhuận cho công ty.
Mức % ROA bao nhiêu là tốt?
Mối quan hệ của ROA và ROE là thông qua hệ số nợ. Nợ thì càng ít càng tốt, sẽ tốt hơn nếu Nợ/Vốn chủ sở hữu < 1.
Theo chuẩn quốc tế: ROA > 7.5% được đánh giá là một công ty đủ năng lực tài chính.
Tuy nhiên, không nên chỉ xét một năm riêng lẻ mà nên là nhiều năm, ít nhất là 3 năm. Nếu doanh nghiệp duy trì được ROA >=10% và kéo dài ít nhất 3 năm, thì đó mới là doanh nghiệp tốt.
Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến xu hướng của ROA. Xu hướng ROA tăng lên chứng tỏ là doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả hơn. Tất nhiên sẽ được đánh giá cao hơn rồi.
Cùng với đó, tỷ lệ lãi suất mà công ty phải trả cho các khoản vay nợ cũng là một yếu tố các nhà đầu tư cần chú ý. Nếu một công ty không kiếm được nhiều hơn số tiền mà nó bỏ ra để chi cho các hoạt động đầu tư. Đó hiển nhiên không phải là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu ROA mà tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là công ty đang bỏ túi một món hời.
Mối quan hệ giữa ROA và ROE
Trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư thường chú ý tới cổ phiếu các doanh nghiệp có ROA và ROE tăng trưởng đều đặn. Đây là chính là yếu tố để nhận ra một cổ phiếu có tiêm năng hay không.
Trong việc đánh giá ROA và ROE cần xem xét các yêu tố về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp trong các ngành khác nhau thường có sự khác biệt lớn trong chỉ số này.
Ngay cả khi cả khi ROA hay ROE bằng nhau hoặc có sự chênh lệnh lớn cũng cần có sự phân tích kỹ lưỡng.
Ví dụ, doanh nghiệp A có tổng tài sản 100 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 10 tỷ đồng sẽ có ROA ngang bằng với doanh nghiệp B có tổng tài sản 5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 500 triệu đồng. Tuy nhiên, có thể nhận thấy quy mô tài sản doanh nghiệp A cao hơn nhiều so với doanh nghiệp B.
Với những kiến thức mà chúng tôi cung cấp, hy vọng các bạn đã nắm rõ. Chúc mọi người có thể vận dụng thành công trong quá trình lựa chọn cổ phiếu để đầu tư. Ngoài ra, hãy tìm tòi và nghiên cứu thêm các chỉ số/công cụ khác. Nhờ đó dự đoán chính xác hơn và giảm tỉ lệ rủi ro cho các khoản đầu tư của mình. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: investing.vn